Thứ Ba, 17 tháng 3, 2020

Truyền hóa chất sống được bao lâu và cách tăng cường miễn dịch hiệu quả

Người thân của bạn bị ung thư và đang truyền hóa chất. Vậy truyền hóa chất sống được bao lâu là câu hỏi của nhiều người. Truyền hóa chất là một biện pháp được sử dụng để điều trị ung thư phổ biến nhất hiện nay. Khi đó bệnh nhân các hóa chất được truyền vào trong cơ thể. Từ đó bệnh nhân sẽ gặp nhiều tác dụng không mong muốn. Từ đó ảnh hưởng đến kết quả của quá trình điều trị bệnh. Nghiêm trọng hơn là ảnh hưởng đến thời gian bệnh nhân có thế sống được. Dưới đây chúng ta cùng đi tìm hiểu chi tiết.

Truyền hóa chất sống được bao lâu và cách tăng cường miễn dịch hiệu quả
1. Truyền hóa chất sống được bao lâu?
Chúng tôi không dám khẳng định 100% bệnh nhân truyền hóa chất sống được bao lâu? Bởi việc bệnh nhân truyền hóa chất sống được bao lâu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Tình trạng sức khỏe của người bệnh.
- Cơ thể bệnh nhân tiếp nhận thuốc như thế nào.
- Sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Giai đoạn phát hiện bệnh.
- Từng loại ung thư mắc phải.
Khi truyền hóa chất một số cơ quan của người bệnh sẽ bị tổn thương. Do đó, làm cơ thể bị suy yếu và không có khả năng tiếp tục điều trị. Từ đó phải bỏ dở phác đồ điều trị bệnh và ra đi mãi mãi. Tuy nhiên, cũng có các trường hợp do bệnh nhân có biện pháp hỗ trợ tốt. Từ đó hoàn thành xong phác đồ điều trị. Dẫn đến sống thêm được 5 năm, 10 năm hay vài chục năm.
2. Hiểu hơn về biện pháp hóa trị ung thư?
Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển của tế bào ung thư. Có thế áp dụng hóa trị liệu ung thư trong giai đoạn trước hoặc sau phẫu thuật và sau xạ trị. thuốc hóa trị có thể gây tác dụng trên toàn bộ cơ thể. Điều này có nghĩa là hóa trị có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát).
+ Đối tượng chỉ định và chống chỉ định:
Chỉ định: Hóa trị phụ thuộc vào loại bệnh lý ung thư, giai đoạn bệnh, mục đích điều trị.
Để điều trị bệnh ung thư
Làm khối u chậm phát triển
Làm giảm bớt kích thước u tạo thuận lợi cho phẫu thuật hoặc xạ trị.
Làm giảm bớt triệu chứng (chẳng hạn như đau)
Diệt các tế bào mức vi thể sau khi khối u được phẫu thuật lấy bỏ (còn được gọi là điều trị bổ trợ), điều trị bổ trợ này có thể giúp đề phòng bệnh tái phát.
Chống chỉ định: Bệnh nhân có toàn trạng sức khỏe yếu, không đáp ứng được cuộc hóa trị ung thư, chống chỉ định tạm thời với phụ nữ mang thai, rối loạn đông máu, suy tim, suy thận...
+ Ưu điểm và nhược điểm của kỹ thuật:
Ưu điểm:
Ngăn chặn tế bào ung thư lây lan
Làm khối u phát triển chậm đi
Giảm nhẹ các triệu chứng của ung thư như: đau đớn hoặc tắc nghẽn ở các bộ phận có khối u
Nhược điểm:
Hóa trị trong nhiều trường hợp lại gây ra những tác dụng phụ vô cùng “khủng khiếp” đối với bệnh nhân. Nguyên nhân là do hóa chất vừa tiêu diệt tế bào ung thư. Đồng thời tiêu diệt luôn cả những tế bào bình thường trong cơ thể. Từ đó gây nên một loạt tác dụng phụ đối với bệnh nhân.
Quy trình thực hiện hóa trị có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như:
Thông qua việc tiêm trực tiếp vào ven bằng một xi-lanh hoặc thông qua tĩnh mạch: Đa số được truyền thuốc qua mạch máu. Bệnh nhân có thể nằm hoặc ngồi, thời gian truyền tùy loại thuốc, thường thì vài giờ truyền trong một ngày hoặc 3-5 ngày liên tiếp, cứ 3 tuần lại truyền một lần, mỗi lần truyền gọi là một đợt hay một chu kỳ.
Truyền hóa chất sống được bao lâu và cách tăng cường miễn dịch hiệu quả
Thuốc dùng theo đường tiêm bắp: Thuốc được đưa sâu vào lớp cơ với kim tiêm có kích thước lớn hơn đường dưới da giúp thuốc thấm sâu vào tổ chức cơ.
Tủy sống: Để thuốc vào được tới dịch não tủy.
Màng bụng: Dẫn thuốc vào khoang bụng, vùng xung quanh các cơ quan nội tạng nhưng lại không vào trong lòng dạ dày hay bất kỳ một cơ quan nào khác. Hiệu quả tại chỗ cao và đỡ độc cho cơ thể
Bàng quang: Để thuốc có thể láng đều các phía và nhịn đi tiểu ít nhất là 2 giờ. Áp dụng cho ung thư bàng quang giai đoạn bề mặt, thể nông sau khi khối u đã được cắt bỏ
Màng phổi: Được đưa vào màng phổi, khoang giữa phổi nhằm kiểm soát dịch màng phổi ác tính trong trường hợp dịch màng phổi quá nhiều gây chèn ép, khó thở. Kỹ thuật này có thể giúp màng phổi bị xơ hóa hoặc viêm dính, mang tính chất điều trị triệu chứng.
Thuốc được dùng tại chỗ: Như dạng kem bôi trực tiếp vào vùng tổn thương trong bệnh ung thư da. Tuy vậy hiệu quả của phương pháp này còn hạn chế.
Thuốc được đưa vào qua động mạch: lựa chọn các động mạch nuôi dưỡng khối u để đưa thuốc trực tiếp vào đó.
+ Biểu hiện bình thường sau thực hiện kỹ thuật:
Buồn nôn và nôn mửa là các triệu chứng nhất thời khi hóa trị.
Đau họng/Lở miệng
Ăn không ngon/Mất cảm giác ngon miệng
Tiêu chảy/táo bón
Sốt và viêm nhiễm
Rụng tóc
3. Các biện pháp tăng cường miễn dịch, giúp giảm tác dụng phụ hóa trị cho bệnh nhân ung thư
3.1 Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong chữa trị ung thư
Vai trò của liệu pháp miễn dịch trong chữa trị ung thư
Liệu pháp miễn dịch hay còn gọi liệu pháp sinh học, là một phương pháp điều trị giúp bảo vệ cơ thể chống lại tế bào ung thư. Nó sử dụng các tế bào từ cơ thể hoặc trong phòng thí nghiệm để cải thiện hoặc khôi phục chức năng hệ thống miễn dịch. Liệu pháp miễn dịch có tác dụng trong việc:
Làm ngừng hoặc làm chậm sự phát triển của tế bào ung thư
Ngăn tế bào ung thư lan rộng sang các cơ quan khác trong cơ thể
Cải thiện hệ thống miễn dịch giúp tiêu diệt tế bào ung thư hiệu quả hơn
Truyền hóa chất sống được bao lâu và cách tăng cường miễn dịch hiệu quả
3.2 Những liệu pháp miễn dịch giúp các tế bào miễn dịch tấn công trực tiếp các tế bào ung thư bao gồm:
- Liệu pháp ức chế kiểm soát miễn dịch (Checkpoint inhibitors): Là liệu pháp giúp hệ miễn dịch phản ứng lại mạnh mẽ hơn với tế bào ung thư. Cơ chế hoạt động của liệu pháp chính là giải phóng các "chốt" đang giữ không cho các tế bào T (một loại tế bào bạch cầu và là một phần của hệ miễn dịch) tiêu diệt các tế bào ung thư. Liệu pháp này không nhắm trực tiếp vào các tế bào ung thư mà can thiệp vào khả năng tránh né các đợt tấn công từ hệ miễn dịch của các tế bào ung thư.
- Liệu pháp tế bào chuyển giao nuôi (Adoptive cell transfer – ACT): Liệu pháp này nhắm đến tăng cường khả năng tấn công tự nhiên của tế bào T chống lại các tế bào ung thư. Trong liệu pháp này, các tế bào T sẽ được lấy ra từ khối u và nuôi cấy trong phòng thí nghiệm. Các tế bào T này chính là các tế bào có hoạt động chống lại khối u đó mạnh nhất. Quá trình nuôi cấy tế bào T trong phòng thí nghiệm có thể từ 2-8 tuần. Trong thời gian này, người bệnh có thể sẽ được điều trị với hóa trị hoặc xạ trị. Sau đó, các tế bào T được nuôi cấy sẽ được truyền lại vào cơ thể bệnh nhân qua đường truyền tĩnh mạch. Liệu pháp tế bào CAR-T chính là một dạng ACT.
- Sử dụng các kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibody): Hay còn được gọi là kháng thể trị liệu. Chúng là các protein của hệ miễn dịch được tạo ra trong phòng thí nghiệm. Những kháng thể này được thiết kế để gắn với một mục tiêu nhất định trên các tế bào ung thư. Một vài loại kháng thể đơn dòng có chức năng đánh dấu các tế bào ung thư để chúng bị phát hiện và tiêu diệt bởi hệ miễn dịch. Loại kháng thể này được coi là một dạng liệu pháp miễn dịch. Các loại kháng thể đơn dòng khác được sử dụng trong điều trị không gây ra phản ứng miễn dịch. Những kháng thể đó được xếp vào dạng liệu pháp điều trị đích thay vì liệu pháp miễn dịch.
- Các loại văcxin điều trị: Các loại văcxin điều trị hoạt động chống lại ung thư bằng cách tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch với các tế bào ung thư. Văcxin điều trị cũng không giống với các loại văcxin giúp phòng ngừa bệnh dịch.
Những liệu pháp miễn dịch giúp tăng cường phản ứng của hệ miễn dịch chống lại ung thư gồm có:
- Cytokines: Cytokine là những protein được tạo ra bởi các tế bào trong cơ thể. Chúng đóng vai trò quan trọng trong phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể cũng như trong khả năng phản ứng với ung thư. 2 loại cytokines chính được sử dụng trong điều trị ung thư là các interferon và interleukin.
- BCG (Bacillus Calmette-Guérin): Là liệu pháp miễn dịch sử dụng để điều trị ung thư bàng quang. Nó là một thể đã bị làm suy yếu của vi khuẩn gây bệnh lao. Khi được đưa trực tiếp vào bàng quang thông qua một đường ống, BCG gây ra một phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư. Liệu pháp này hiện cũng đang được nghiên cứu trên các loại ung thư khác.
Đối với những bệnh nhân ung thư, khẩu vị của họ có thể không tốt hoặc thường xuyên cảm thấy chán ăn, vì vậy tư vấn dinh dưỡng là một bước cần thiết trong quá trình chăm sóc cho người bệnh. Tư vấn dinh dưỡng có thể giúp những người bị ung thư bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thiết yếu, chẳng hạn như protein, vitamin và khoáng chất, từ đó giúp cơ thể người bệnh khỏe mạnh hơn, chiến đấu lại với bệnh tật tốt hơn.
3.3 Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư truyền hóa chất
Những người chăm sóc nên chiều theo khẩu vị của người bệnh, chia nhỏ các bữa ăn để bệnh nhân dễ hấp thụ dưỡng chất. Những người đang điều trị ung thư cũng nên chịu khó vận động cơ thể, ít nằm một chỗ để cơ thể được thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ quá nhiều sẽ giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả cao.
Để bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể, nên theo những chỉ dẫn sau:
Bổ sung loại vitamin tổng hợp hoặc vitamin và khoáng chất mà cơ thể chưa nhận đủ.
Bổ sung các chất lỏng và đồ ăn nhẹ với nhiều chất dinh dưỡng.
Chọn thực phẩm phù hợp với cơ thể.
Vitamin cho bà bầu
Bệnh nhân ung thư nên bổ sung Vitamin cho cơ thể
Một số chất dinh dưỡng cần đảm bảo trong bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân ung thư bao gồm:
Đạm: Đạm hầu hết có trong các loại thịt, tôm, cua, cá. Đây là những loại thực phẩm giàu acid amin, rất cần thiết cho cơ thể. Cần đa dạng các loại thực phẩm và khẩu phần ăn để đảm bảo cân bằng giữa protein động vật và thực vật. Nên chọn những loại thịt trắng như thịt gia cầm; các loại thịt đỏ giàu sắt và kẽm như thịt bò, thịt lợn nạc; hoặc các loại hải sản và nhuyễn thể khác.
Tinh bột: Thường có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, lúa mạch, hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, sắn,.. nên tránh ăn những thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn hoặc những thực phẩm có chứa các chất phụ gia và các chất bảo quản, vì đây là những thực phẩm không đảm bảo an toàn cho sức khỏe, có thể khiến ung thư trở nên tồi tệ hơn.
Chất béo: Là chất đem lại nguồn năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể. Nên bổ sung một hàm lượng lipid nhất định vào chế độ ăn hàng ngày, lưu ý hàm lượng acid béo không no không vượt quá 50% tổng năng lượng.
Rau quả: Trong rau quả có chứa hàm lượng vitamin cao, rất có lợi cho sức khỏe của người bệnh. Nên chọn những loại rau, quả tươi sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn và bảo quản trong điều kiện lạnh để không làm mất đi hàm lượng vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.
3. 4 Tăng cường miễn dịch sau truyền hóa chất bằng thực phẩm chức năng
Y học hiện đại ngày nay đã và đang nỗ lực không ngừng để tìm ra các hoạt chất có tác dụng cải thiện chất lượng cuộc sống, hạn chế các tác dụng có hại gây ra bởi các phương pháp điều trị truyền thống. Trong đó nổi bật nhất là Fucoidan - một hợp chất cao phân tử được chiết xuất từ loài tảo nâu Nhật Bản.
Hợp chất này đã được nghiên cứu và cho đi vào sử dụng cách đây rất nhiều năm ở các quốc gia phát triển trên thế giới, đặc biệt là Nhật Bản. Fucoidan đem lại rất nhiều tác dụng có lợi cho người mắc bệnh ung thư, như khả năng làm tăng cường sức đề kháng của cơ thể, kích thích tế bào ung thư tự chết đi, ngăn chặn quá trình xâm lấn và di căn của tế bào ung thư.
Khoa học đã chứng minh hoạt chất fucoidan chiết xuất từ tảo nâu có hoạt tính sinh hoc cao, là chất chống oxy hóa mạnh có tác dụng ngăn ngừa các bệnh qua trung gian gốc tự do thông qua 3 cơ chế: 
- Kích hoạt hệ thống tự chết tế bào ung thư
- Ngăn cản sự hình thành các mạch máu nuôi dưỡng xung quanh khối u, ngăn cản sự di căn của ung thư.
- Kích hoạt hệ thống miễn dịch nâng cao sức đề kháng của cơ thể, thúc đẩy quá trình truyền tín hiệu đến các tế bào lympho (là các tế bào kiểm soát khả năng miễn dịch của cơ thể)  để chúng tấn công các mầm bệnh, tăng khả năng miễn dịch một cách hiệu quả.
Ngoài ra Fucoidan còn giúp làm giảm Triglyceride, điều hoà huyết áp, tăng cường chức năng gan, thận
Cùng với đó, liệu pháp albumin cung cấp chất đạm cần thiết cho bệnh nhân bị suy nhược cơ thể sau phẫu thuật, xạ trị, hóa trị... cung cấp nguồn axit amin để tổng hợp protein ở các mô tổn thương, góp phần duy trì cân bằng kiềm toan cho cơ thể; làm giảm các phản ứng oxy hóa.
Việc tạo ra một protein thủy phân loại bỏ mọi chất gây dị ứng giúp cơ thể tăng sức đề kháng và suy kiệt. Kết hợp với các thành phần DNA và RNA đem lại nhiều lợi ích như tăng cường hệ thống miễn dịch, sửa chữa các tổn thương mức độ DNA, ngăn ngừa ung thư, hồi phục và tăng cường chức năng gan… 
Những axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp bồi bổ cơ thể, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng cho các bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối, di căn, đang và sau xạ trị hay điều trị hoá chất, chạy thận nhân tạo, suy gan, thận, hội chứng gan-thận…
Các nhà khoa học Canada đã nghiên ra sản phẩm Bi –Nutafit với Fucoidan từ tảo nâu Nhật Bản giúp khử các gốc tự do, chống các chất oxy hoá. Kết hợp với albumin, protein thủy phân, DNA, RNA, và các axit amin như Glutamine, Lysine, Cysteine, Arginine, Alanine, Methionine và Isoleucine giúp cơ thể đào thải các độc tố, cải thiện chức năng gan và thận, hồi phục thể trạng và nâng cao sức đề kháng. Sử dụng Bi-Nutafit hàng ngày là giải pháp tái tạo thể chất, hồi phục tinh thần, dọn sạch gốc tự do hỗ trợ phòng và chữa các bệnh lý không nhiễm khuẩn 
Bi-Nutafit

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét